Bán hàng livestream - Sân khấu ảo, doanh số thật giúp bạn chốt được nhiều đơn hàng. Nguồn: bizfly.
Livestream là một kênh tiếp cận và bán hàng đang phát triển trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công, các bạn seller cần trang bị những kiến thức nền tảng từ xây dựng kịch bản, chuẩn bị dụng cụ, tâm lý cho tới cách thức kiếm thu nhập từ livestream.
Cuốn sách Bán hàng livestream - Sân khấu ảo, doanh số thậtcủa tác giả Bùi Thanh Thịnh sẽ giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và nhiều bài học để thành công với livestream.
Bán hàng livestream - Sân khấu ảo, doanh số thật gồm 13 chương, với các nội dung bán hàng online cơ bản.
Trong cuốn sách, tác giả đã nêu những hình thức kiếm tiền online, đồng thời phân tích sâu hơn về ưu nhược điểm của từng loại hình này.
Theo tác giả, hình thức Tự kinh doanh - tự livestream là hình thức cơ bản nhất, khởi nguồn của nghề livestream bán hàng. Ngày nay, các tiểu thương ở chợ truyền thống đã bắt đầu dịch chuyển sang hình thức này. Đây được xem là một kênh bán hàng mới, giúp chủ cửa hàng giảm thiểu chi phí mặt bằng, điện nước, nhân công.
Tuy nhiên, bạn phải có sẵn một lượng hàng dự trữ để đáp ứng lượng chốt đơn và trả khách hàng trong thời gian sớm nhất. Hình thức này cũng chỉ cho khách hàng nhìn thấy hình ảnh gián tiếp, nên không thể ướm, thử hàng được.
Hình thức Nhận quảng cáo / booking là hình thức livestream của những người nổi tiếng trên mạng, hoặc người dẫn dắt dư luận (KOL) trong những năm gần đây. Ưu điểm của hình thức này là bán hàng hoàn toàn dựa vào sự ảnh hưởng của người nổi tiếng. Hạn chế của hình thức này là nó chỉ dành riêng cho người nổi tiếng, không phải ai cũng làm được.
Hình thức Streamer thường được sử dụng trong mảng trò chơi trực tuyến, với những streamer nổi tiếng. Tuy nhiên để trở thành streamer chuyên nghiệp bạn phải tạo dựng được lượng fan đông đảo.
Hình thức Tiếp thị liên kết (livestream bán hàng cho người khác) mới thịnh hành từ năm 2022 với sự nổi lên và chiếm ưu thế của nền tảng TikTok Shop. Người Streamer sẽ đính kèm các liên kết (đường link) mặt hàng, sản phẩm trên màn hình trực tiếp để khách hàng lựa chọn. Nhược điểm của hình thức này là khách hàng không trực tiếp tiếp xúc sản phẩm. Khi bán hàng cho người khác, các streamer không thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.
Sách Bán hàng livestream - Sân khấu ảo, doanh số thật. Ảnh: M.C. |
Làm gì cũng phải có sự chuẩn bị và livestream bán hàng cũng vậy, vì đây là hoạt động giúp bạn kiếm tiền.
Theo tác giả, việc chuẩn bị trước khi tiến hành livestream sẽ giúp bạn xác định các yếu tố: Bạn sẽ livestream trên nền tảng nào và vào lúc nào, bán hàng gì và bán hàng như thế nào. Đồng thời nó cũng giúp bạn xác định cách tiếp cận buổi livestream. Ví dụ bạn có thể dùng buổi livestream để tán gẫu chia sẻ kiến thức sau đó mới bán hàng.
Việc chuẩn bị kịch bản livestream cũng giúp buổi livestream đó chạy theo đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra và không hoảng loạn khi xuất hiện các tình huống phát sinh.
Về các bước xây dựng kịch bản, theo tác giả đầu tiên bạn phải xác định livestream ở đâu. Nếu bạn sở hữu nhiều nền tảng, mỗi nền tảng lại nhiều kênh, thì bạn phải suy nghĩ kỹ nên chọn kênh nào.
Tiếp đó bạn phải xác định trước là trong buổi livestream bạn sẽ bán những gì. Bạn cần thuộc tên từng mặt hàng, ghi nhớ những đặc điểm của mỗi loại để giới thiệu sao cho hấp dẫn.
Trước khi livestream, bạn cũng phải tự đặt cho mình câu hỏi: Làm sao để khách hàng mua các sản phẩm đó? Mẫu số chung của một buổi livestream thành công đều nằm ở các sản phẩm dịch vụ đi kèm. Khuyến mại đi kèm chính là cách tác động tâm lý về giá của khách hàng và đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao.
Một việc cũng rất quan trọng có thể quyết định rất lớn đối với việc bán hàng của bạn đó là việc chọn khung giờ livestream. Với các bạn livestream lần đầu, tác giả khuyên bạn nên chọn vào khung giờ quanh mốc 19h30. Đây là khoảng thời gian mọi người đã dùng xong bữa tối, bắt đầu bước vào thời gian nghỉ ngơi thư giãn.
Một việc cũng rất quan trọng nữa là trước khi livestream bên cạnh việc soạn ra các mặt hàng cần bán, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn cách để phân biệt mặt hàng này với mặt hàng kia. Tác giả gọi đó là “cú pháp”, mã hiệu để giúp khách hàng có thể lựa chọn và chốt đơn. Cú pháp trong livestream bán hàng có thể gồm các yếu tố: Tên mặt hàng + số điện thoại + địa chỉ nhận hàng.
Một việc cũng rất quan trọng nữa là trước khi livestream bạn cũng phải chuẩn bị đối phó với các tình huống bất ngờ, có thể đó là sự chọc ghẹo, những bình luận khiếm nhã, không phù hợp hay sự cố mất điện hay mất sóng Internet.
Cũng trong cuốn sách, tác giả cũng chia sẻ khá chi tiết về việc chuẩn bi các thiết bị phục vụ cho buổi livestream, tâm lý, giọng nói... và các kỹ thuật livestream đa nền tảng cũng như phát triển đội nhóm livestream để phát triển mô hình kinh doanh; hay việc chuẩn bị các yếu tố như sức khỏe, thần thái, giọng nói, tâm lý, trang điểm trước buổi livestream...
Bên cạnh đó, tác giả cũng cung cấp những bài học quan trọng giúp bạn tránh những sai lầm, thất bại trong việc livestream bán hàng. Đây là những kinh nghiệm “xương máu” được đúc kết từ nhiều người đi trước mà các bạn nên biết để không đi vào những vết xe đổ đó.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - ZNews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Kinh nghiệm 'xương máu' cho các nhà bán hàng trực tuyếnNgày 20/3, sau khi có thông tin về hai nữ điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới mắc Covid-19, ông A. cho biết bản thân khá lo lắng. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục đi làm vì trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, ông nghĩ mình chỉ làm việc dưới bếp, không tiếp xúc với nhiều người nên sẽ ít nguy cơ mắc bệnh hơn.
Khi đi làm, ông A. vẫn tuân thủ đúng các quy định của bệnh viện là luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách với người bên cạnh.
Những ngày cuối tháng 3, BV Bạch Mai tiếp tục ghi nhận thêm các ca Covid-19 là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại Khoa Thần kinh. Toàn bộ nhân viên của bệnh viện được yêu cầu xét nghiệm sàng lọc nCoV.
Ông A. được lấy mẫu xét nghiệm ngày 27/3. Đến chiều 28/3, ông nhận tin mình đã dương tính SARS-CoV-2.
“Tôi vô cùng bối rối và lo sợ, không hiểu vì sao mình lại mắc bệnh. Tôi hầu như chỉ quanh quẩn dưới bếp, cũng không tiếp xúc với ai ở khoảng cách gần”, ông A. chia sẻ.
![]() |
Bệnh nhân 175 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 ngày 14/4 |
Mãi đến sau này khi đã bình tĩnh lại, ông A. phán đoán, có thể khi lên khu căng tin ăn sáng, ông đã chạm vào bàn ghế rồi vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng. “Căng tin mỗi ngày đều có rất đông bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nguy cơ lây bệnh là rất lớn”, ông A. kể.
Ông A. không lo lắng cho bản thân. Thời điểm ấy, người đàn ông 57 tuổi hoảng loạn bởi nghĩ đến những người mình từng tiếp xúc, trong đó có cậu con trai vẫn đang nằm viện. Hai ngày trước, con trai út của ông phải phẫu thuật tại Bệnh viện Xanh Pôn do đứt dây chằng chéo, ông có ghé qua viện thăm con.
Dù luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, nhưng ông vẫn lo sợ có thể lây sang gia đình và mọi người. Chỉ đến khi tất cả F1 âm tính SARS-CoV-2, ông mới vơi đi cảm giác day dứt.
Từ trước khi bị xác định dương tính virus SARS-CoV-2 tới ngày được công bố khỏi bệnh, ông A. luôn rất khỏe mạnh, không hề có các triệu chứng lâm sàng của bệnh Covid-19. Khó khăn đối với ông chỉ nằm ở vấn đề tâm lý những ngày đợi kết quả của các trường hợp tiếp xúc gần.
Ông A. cũng tâm sự, ông rất buồn khi thấy công ty Trường Sinh bị coi là ổ dịch, là nguồn lây bệnh. “Chúng tôi làm công tác phục vụ bữa ăn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các bác sĩ, phải tiếp xúc với rất nhiều người nên có nguy cơ lây bệnh cao. Việc chúng tôi mắc bệnh chỉ là sự cố không may mắn”, ông A. nói.
Ông A. gắn bó với nghề đầu bếp, phục vụ bữa ăn trong bệnh viện đã 25 năm nay, trong đó tới 20 năm làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai. Người đàn ông 57 tuổi hiền lành với chất giọng mộc mạc, chân chất luôn dành cho cái nghề mà ông chọn một tình cảm rất đặc biệt.
Mỗi ngày, ông đều cố gắng làm việc thật tốt để có thể cung cấp những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng và an toàn tới cho người bệnh. Ông A. bảo, “tai nạn” ngày hôm nay không khiến cho ông bớt yêu nghề. Ông vẫn sẽ tiếp tục làm công việc này cho tới khi còn có thể.
Ông A. không muốn kể nhiều về khó khăn của bản thân. Kể cả khi nói về thời điểm tâm lý nặng nề nhất, ông vẫn luôn giữ được sự bình tĩnh. Nhưng người đàn ông 57 tuổi lại không giấu được những giọt nước mắt khi nhắc tới đội ngũ nhân viên y tế đã bên cạnh ông trong suốt thời gian qua.
Ông bảo, từ bé đến lớn, ông chưa từng bị ốm tới nỗi phải vào bệnh viện. Lần đầu tiên trở thành “bệnh nhân” rất đặc biệt khi ông phải đối mặt với nhiều áp lực và không có người thân bên cạnh. Tuy nhiên, sự đồng hành của các bác sĩ khiến mọi khó khăn trôi qua rất nhẹ nhàng.
“Họ lo cho chúng tôi từng viên thuốc, quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày. Đặc biệt, họ luôn động viên tôi rằng, bác hãy cố gắng lên, bác nhất định sẽ khỏe lại, mọi thứ sẽ ổn. Thời điểm chỉ có một mình, lại nhận được sự quan tâm như vậy, tôi thực sự cảm động lắm”, ông A. chia sẻ.
Bản thân ông A. không có triệu chứng nên việc chăm sóc khá đơn giản. Nhưng với những bệnh nhân nặng hơn, các bác sĩ phải chăm lo cho họ từng thìa cháo, cốc sữa. Đó là hình ảnh ông A. nhớ mãi trong suốt những ngày điều trị ở bệnh viện.
![]() |
Bệnh nhân 175 chụp cùng Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương 2 và các bệnh nhân Covid-19 khác trong buổi lễ công bố khỏi bệnh |
Ông A. có hai lần liên tiếp âm tính với nCoV vào các ngày 10/4, 13/4 và được chính thức công bố khỏi bệnh ngày 14/4 cùng với nhiều bệnh nhân khác tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
“Tôi rất biết ơn các bác sĩ, điều dưỡng ở bệnh viện đã chữa bệnh cho chúng tôi. Tôi sẽ cố gắng giữ sức khỏe và tinh thần thật tốt để sớm trở lại với cuộc sống bình thường”, ông A. chia sẻ trong ngày ra viện.
Nguyễn Liên
- Khi có cảm giác mệt và đau nhức khắp người, anh H. đã nghĩ có lẽ do chuyến bay về nước kéo dài. Sau này, anh mới nhận ra đó dấu hiệu virus gây bệnh Covid-19 bắt đầu xâm nhập vào cơ thể.
" alt=""/>Nhân viên Trường Sinh mắc CovidHenry Ford (30/7/1863-7/4/1947)là người sáng lập Tập đoàn Ôtô Ford và được công nhận vì những đóng góp vĩ đại trong việc thay đổi cuộc sống của người dân Mỹ và phát triển nguyên tắc “sản xuất là phục vụ xã hội”.
Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt để chế tạo ôtô với giá phải chăng và cũng là người đầu tiên xây dựng ý tưởng về một “chiếc xe phổ thông” - Model T. Thành tựu này không chỉ dẫn tới một cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp ở Mỹ và các nước khác trên thế giới, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh hiện đại đến nỗi các nhà lý luận xã hội phải gọi thời kỳ lịch sử kinh tế và xã hội này là “Thời đại của Ford”.
Trong cuốn tự truyện Henry Ford Cuộc đời và sự nghiệp của tôi(xuất bản lần đầu năm 1922, bản dịch tiếng Việt do Alpha Books thực hiện), Henry Ford không chỉ kể lại cuộc đời và sự nghiệp của mình mà còn chia sẻ những triết lý kinh doanh độc đáo, cách tư duy sáng tạo và những nguyên tắc làm việc đã giúp ông xây dựng nên đế chế Ford Motor Company hùng mạnh.
Ford sinh vào giai đoạn mà mọi người sử dụng ngựa như là một phương tiện đi lại thông dụng. Vì vậy ông định chế tạo một phương tiện vận chuyển thay cho ngựa. Ông khởi đầu mọi việc từ con số không, có nghĩa là dù biết nhiều người đã bắt đầu nghiên cứu về phương tiện vận chuyển không dùng sức ngựa, ông vẫn không biết họ làm gì.
Năm 1892, Ford hoàn thành chiếc xe đầu tiên, nhưng phải đến đầu năm 1893 ông mới toại nguyện khi chiếc xe đó chạy được. Chiếc xe đầu tiên có bề ngoài giống chiếc xe độc mã. Có hai xi lanh với đường kính nòng 2,5 inch và ống dài 6 inch đặt sát bên nhau và trên trục sau. Ông làm ra chúng từ các ống thừa của động cơ hơi nước mà ông mua được. Chúng lên tới 4 mã lực. Chiếc xe này có thể chở được 2 người. Xe có 2 tốc độ 10 dặm và 20 dặm một giờ.
Ý định thiết kế ôtô của Ford không dừng ở việc đơn thuần thiết kế mẫu mã, ông muốn đưa chúng vào sản xuất. Để có tiền chế tạo chiếc xe mới, ông đã bán chiếc xe chế tạo đầu tiên trên cho Ainsley. Năm 1896, ông bắt đầu chế tạo chiếc xe thứ hai, nó giống chiếc xe đầu tiên nhưng nhẹ hơn một chút.
Ngày 15/8/1899, đứng trước sự lựa chọn giữa công việc với cơ hội thăng tiến đang rộng mở và niềm say mê ôtô của mình, Ford thôi việc ở Công ty Edison để chính thức bước vào lĩnh vực kinh doanh ôtô, với niềm tin nó sẽ mang lại thành công cho ông.
Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu khởi nghiệp, Ford đã phải đối mặt với những thử thách. Đầu tiên là ông không có bất kỳ nguồn vốn cá nhân nào. Số tiền ông tiết đã dành hết cho thử nghiệm.
Mặt khác, trên thị trường lúc bấy giờ cũng không có nhu cầu ôtô và bất cứ thứ hàng hóa gì là mới. Nhiều người cho rằng ôtô - “loại xe kéo không dùng ngựa” chỉ được coi là một ý niệm mơ hồ và những nhà thông thái thì phân tích nó chỉ là thứ đồ chơi. Ngay cả những nhà tài phiệt cũng không nhận ra tiềm năng của loại xe này.
Do không có nguồn vốn cá nhân, Ford kết hợp với một nhóm nhà đầu tư để lập ra công ty Detroit Automobile Company. Tuy nhiên, Ford nhanh chóng nhận ra rằng những nhà đầu tư này chỉ quan tâm đến kiếm tiền trước mắt hơn là sản xuất ra một chiếc xe tốt hơn, vì thế tháng 3/1902, Ford rút ra khỏi công ty.
Trong khoảng thời gian từ năm 1902 đế khi thành lập Ford Motor Company (1903), Ford đã tiến hành một thử nghiệm thực sự. Trong cửa hiệu nhỏ bằng gạch của mình, Ford đã thiết kế động cơ 4 xi lanh, và khi ra ngoài, ông cố gắng khám phá xem thực sự kinh doanh là gì và có cần thiết làm chỉ vì đồng tiền như ông đã làm lần đầu không.
![]() |
Sách Tự truyện Henry Ford: Cuộc đời & sự nghiệp.Ảnh: Alpha Books. |
Ford cho biết, đặc tính đáng kinh ngạc nhất của hoạt động kinh doanh lúc đó là người ta chỉ tập trung vào vấn đề tài chính là chủ yếu, còn vấn đề dịch vụ xã hội chỉ là phụ. Không ai quan tâm đến việc làm sao để sản xuất tốt hơn mà chỉ cần đảm bảo làm gì cũng phải có lợi nhuận và kiếm được tiền.
Nói cách khác là sản phẩm làm ra không phải phục vụ cộng đồng mà chỉ để kiếm thật nhiều tiền, không ai cần biết khách hàng có vừa lòng hay không. Chỉ cần bán hàng được là đủ. Người ta không lo rằng khách hàng không vừa ý sẽ mất lòng tin vào sản phẩm của mình mà chỉ thấy điều đó thật phiền toái, thậm chí nhờ có vậy họ lại có thể kiếm thêm nhiều tiền từ việc sửa chữa chỉnh sửa - những việc đáng nhẽ ra họ phải làm ngay từ đầu.
Ngược lại với kiểu cách kinh doanh bất chấp vì tiền trên, Ford lại cho rằng nền tảng của kinh doanh chân chính là phục vụ cộng đồng. Ông cũng cho rằng một sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phù hợp bạn sẽ nhận được lợi nhuận lớn hơn.
Theo Ford dù đã bán xong thì mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng vẫn chưa kết thúc. Ngược lại, nó mới chỉ bắt đầu. Trong lĩnh vực kinh doanh ôtô, bán được hàng mới là giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Nếu sản phẩm không mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì tốt nhất không nên giới thiệu sản phẩm. Nếu không những quảng cáo tồi đó sẽ thất bại. Với Ford, dịch vụ tốt nhất có nghĩa là cung cấp các sản phẩm hữu ích cho khách hàng với giá cả phải chăng và đảm bảo phúc lợi cho nhân viên.
Từ những khám phá về kinh doanh trong khoảng thời gian từ 1902 đến khi thành lập Ford Motor Company, Ford đã đúc kết thành quan điểm, triết lý kinh doanh mà nhiều năm sau này ông vẫn không thay đổi đó là:
1. Nếu bạn coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm và phá hủy nền tảng mọi dịch vụ.
2. Nếu bạn chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt mà không quan tâm đến sản phẩm thì bạn sẽ luôn sợ bị thất bại và nỗi sợ hãi đó cản trở việc kinh doanh. Nó khiến bạn sợ hãi cạnh tranh và không dám thay đổi cách thức kinh doanh.
3. Thành công luôn đến với những người luôn nghĩ đến mục đích phục vụ cộng đồng trước và luôn làm việc theo phương pháp hiệu quả nhất.
Từ những quan điểm về kinh doanh trên, cộng với nhiều yếu tố khác như: sự kiên trì, sáng tạo và tinh thần doanh nhân của Ford, tầm nhìn của Ford về tương lai của công nghiệp và xã hội, quá trình phát minh và phát triển dây chuyền lắp ráp ôtô, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh..., Henry Ford biến giấc mơ sản xuất ôtô của mình thành hiện thực.
Từ một người thợ máy đơn giản, Ford đã trở thành người sáng lập và lãnh đạo một trong những công ty ôtô lớn nhất thế giới. Tính đến ngày 31/5/1921, Ford Motor Company của ông (sau 18 năm thành lập) đã cho ra đời chiếc xe ôtô thứ 5 triệu.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Khám phá về kinh doanh giúp Henry Ford tạo nên đế chế xe hơi hùng mạnh